-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Đảm bảo an toàn cho người lao động
06/06/2017
   -   MAI VĂN HIỆP
   -   0 Bình luận
Nhân Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ I-2017, các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đã kiểm tra trên 40 doanh nghiệp, đơn vị.
Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty TNHH Vật liệu khoa học kỹ thuật Triển Vũ Việt Nam (Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5, huyện Nhơn Trạch). Ảnh: H.DUNG
Qua kiểm tra cho thấy, nhiều đơn vị chấp hành rất nghiêm chỉnh các yêu cầu, quy định liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động để phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị cố tình chây ỳ không thực hiện đúng những yêu cầu, quy định liên quan. Với những đơn vị này, các đoàn đã kiến nghị, nhắc nhở, yêu cầu thực hiện nghiêm những yêu cầu nhằm đảm bảo an toàn trong sản xuất và đặt lợi ích, an toàn của người lao động lên hàng đầu.
NHIỀU ĐƠN VỊ LÀM TỐT
Ông Văn Hữu Đồng, Trưởng phòng Kỹ thuật - an toàn và môi trường Sở Công thương (một trong những trưởng đoàn kiểm tra liên ngành), cho biết: “Qua kiểm tra cho thấy nhiều doanh nghiệp đã quan tâm, chú ý đến quyền lợi của người lao động để người lao động tham gia sản xuất an toàn”.
Một trong số đó là Công ty TNHH Akzo Nobel Coatings Việt Nam (Khu công nghiệp Amata, TP.Biên Hòa, chuyên sản xuất, gia công các loại sơn và các nguyên vật liệu liên quan đến sơn sử dụng cho công trình dân dụng và công nghiệp). Công ty đã chủ động xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động. Với những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, công ty có quy định chung và những quy định cụ thể cho từng loại máy móc, lập danh sách theo dõi những lao động làm các công việc này.
Người lao động được công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ, được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động phù hợp. Công ty cũng đã tổ chức huấn luyện, đào tạo và bổ sung kiến thức an toàn hóa chất cho các đối tượng có liên quan đến hóa chất nguy hiểm.
Trong khi đó, Công ty TNHH giày Dona Standard (huyện Xuân Lộc) thường xuyên tuyên truyền cho công nhân đảm bảo an toàn lao động qua băng rôn, trình chiếu video clip tại khu vực nhà ăn trong giờ ăn, phát trên loa phóng thanh.
Ông Trần Đăng Khoa, Chủ tịch Công đoàn cơ sở công ty, chia sẻ: “Hội đồng bảo hộ lao động của công ty có 44 người thay phiên đi đến từng xưởng để kiểm tra, đánh giá, khắc phục công tác an toàn vệ sinh lao động. Mỗi công nhân khi mới bắt đầu vào công ty đều được công ty huấn luyện 2 ngày. Chỉ khi nào công nhân được cấp thẻ được sử dụng, vận hành máy thì mới được vận hành máy. Công nhân không được tự ý vận hành máy khi chưa được cấp thẻ”.
CHỦ DOANH NGHIỆP PHẢI CHỦ ĐỘNG, TỰ GIÁC
Phó giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội Phạm Văn Cộng cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến xảy ra tai nạn lao động. Trong đó, nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm tỷ lệ cao, như: không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; không huấn luyện hoặc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động chưa đầy đủ; không trang bị hoặc trang bị thiết bị không đảm bảo an toàn; tổ chức lao động sản xuất chưa hợp lý, điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn...
Có những công ty như Công ty TNHH vật liệu khoa học kỹ thuật Triển Vũ Việt Nam (Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5, huyện Nhơn Trạch) không thành lập hội đồng bảo hộ lao động; không thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp; không có cán bộ y tế, không có mạng lưới an toàn vệ sinh viên; không xây dựng luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường xung quanh.
Ông Hsiao Hsu Jung, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH vật liệu khoa học kỹ thuật Triển Vũ Việt Nam, cho biết nguyên nhân công ty không thành lập hội đồng bảo hộ lao động là do số lượng người lao động tại doanh nghiệp ít (32 người). Công ty đợi đến năm 2018 khi có thêm một xưởng sản xuất nữa đi vào hoạt động, sẽ thành lập hội đồng bảo hộ.
Trước thực trạng này, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đã yêu cầu công ty không được chủ quan, phải chủ động, tự giác có biện pháp để đảm bảo an toàn cho người lao động đang làm việc tại đây. Nếu phía công ty không chấp hành, để xảy ra vấn đề gì hay người lao động bị tai nạn lao động thì lãnh đạo công ty phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Bên cạnh đó, có những công ty sau khi được đoàn kiểm tra đề xuất, kiến nghị đã ghi nhận và cam kết thực hiện tốt các kiến nghị của đoàn. Ông Huỳnh Văn Lén, Giám đốc điều hành mỏ đá xây dựng Hang Nai (xã Phước An, huyện Nhơn Trạch), cam kết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động; huấn luyện an toàn lao động cho các đối tượng theo quy định; bổ sung các thiết bị bảo vệ tại các bộ phận máy xay đá có trục quay để đảm bảo an toàn; bổ sung các biển cảnh báo, cảnh giới tại các khu vực khai thác; đắp đê bao dọc theo đường vận chuyển trong khu vực mỏ đá; sử dụng các biện pháp tưới nước, trồng cây xanh để giảm bụi trong quá trình khai thác và chế biến đá”.
Hạnh Dung
06/06/2017
   -   MAI VĂN HIỆP
   -   0 Bình luận
Nhân Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ I-2017, các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đã kiểm tra trên 40 doanh nghiệp, đơn vị.
Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty TNHH Vật liệu khoa học kỹ thuật Triển Vũ Việt Nam (Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5, huyện Nhơn Trạch). Ảnh: H.DUNG |
Qua kiểm tra cho thấy, nhiều đơn vị chấp hành rất nghiêm chỉnh các yêu cầu, quy định liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động để phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị cố tình chây ỳ không thực hiện đúng những yêu cầu, quy định liên quan. Với những đơn vị này, các đoàn đã kiến nghị, nhắc nhở, yêu cầu thực hiện nghiêm những yêu cầu nhằm đảm bảo an toàn trong sản xuất và đặt lợi ích, an toàn của người lao động lên hàng đầu.
NHIỀU ĐƠN VỊ LÀM TỐT
Ông Văn Hữu Đồng, Trưởng phòng Kỹ thuật - an toàn và môi trường Sở Công thương (một trong những trưởng đoàn kiểm tra liên ngành), cho biết: “Qua kiểm tra cho thấy nhiều doanh nghiệp đã quan tâm, chú ý đến quyền lợi của người lao động để người lao động tham gia sản xuất an toàn”.
Một trong số đó là Công ty TNHH Akzo Nobel Coatings Việt Nam (Khu công nghiệp Amata, TP.Biên Hòa, chuyên sản xuất, gia công các loại sơn và các nguyên vật liệu liên quan đến sơn sử dụng cho công trình dân dụng và công nghiệp). Công ty đã chủ động xây dựng kế hoạch an toàn vệ sinh lao động. Với những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, công ty có quy định chung và những quy định cụ thể cho từng loại máy móc, lập danh sách theo dõi những lao động làm các công việc này.
Người lao động được công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ, được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động phù hợp. Công ty cũng đã tổ chức huấn luyện, đào tạo và bổ sung kiến thức an toàn hóa chất cho các đối tượng có liên quan đến hóa chất nguy hiểm.
Trong khi đó, Công ty TNHH giày Dona Standard (huyện Xuân Lộc) thường xuyên tuyên truyền cho công nhân đảm bảo an toàn lao động qua băng rôn, trình chiếu video clip tại khu vực nhà ăn trong giờ ăn, phát trên loa phóng thanh.
Ông Trần Đăng Khoa, Chủ tịch Công đoàn cơ sở công ty, chia sẻ: “Hội đồng bảo hộ lao động của công ty có 44 người thay phiên đi đến từng xưởng để kiểm tra, đánh giá, khắc phục công tác an toàn vệ sinh lao động. Mỗi công nhân khi mới bắt đầu vào công ty đều được công ty huấn luyện 2 ngày. Chỉ khi nào công nhân được cấp thẻ được sử dụng, vận hành máy thì mới được vận hành máy. Công nhân không được tự ý vận hành máy khi chưa được cấp thẻ”.
CHỦ DOANH NGHIỆP PHẢI CHỦ ĐỘNG, TỰ GIÁC
Phó giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội Phạm Văn Cộng cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến xảy ra tai nạn lao động. Trong đó, nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm tỷ lệ cao, như: không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn; không huấn luyện hoặc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động chưa đầy đủ; không trang bị hoặc trang bị thiết bị không đảm bảo an toàn; tổ chức lao động sản xuất chưa hợp lý, điều kiện làm việc không đảm bảo an toàn...
Có những công ty như Công ty TNHH vật liệu khoa học kỹ thuật Triển Vũ Việt Nam (Khu công nghiệp Nhơn Trạch 5, huyện Nhơn Trạch) không thành lập hội đồng bảo hộ lao động; không thực hiện kiểm tra và tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động tại doanh nghiệp; không có cán bộ y tế, không có mạng lưới an toàn vệ sinh viên; không xây dựng luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường xung quanh.
Ông Hsiao Hsu Jung, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH vật liệu khoa học kỹ thuật Triển Vũ Việt Nam, cho biết nguyên nhân công ty không thành lập hội đồng bảo hộ lao động là do số lượng người lao động tại doanh nghiệp ít (32 người). Công ty đợi đến năm 2018 khi có thêm một xưởng sản xuất nữa đi vào hoạt động, sẽ thành lập hội đồng bảo hộ.
Trước thực trạng này, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đã yêu cầu công ty không được chủ quan, phải chủ động, tự giác có biện pháp để đảm bảo an toàn cho người lao động đang làm việc tại đây. Nếu phía công ty không chấp hành, để xảy ra vấn đề gì hay người lao động bị tai nạn lao động thì lãnh đạo công ty phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Bên cạnh đó, có những công ty sau khi được đoàn kiểm tra đề xuất, kiến nghị đã ghi nhận và cam kết thực hiện tốt các kiến nghị của đoàn. Ông Huỳnh Văn Lén, Giám đốc điều hành mỏ đá xây dựng Hang Nai (xã Phước An, huyện Nhơn Trạch), cam kết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động; huấn luyện an toàn lao động cho các đối tượng theo quy định; bổ sung các thiết bị bảo vệ tại các bộ phận máy xay đá có trục quay để đảm bảo an toàn; bổ sung các biển cảnh báo, cảnh giới tại các khu vực khai thác; đắp đê bao dọc theo đường vận chuyển trong khu vực mỏ đá; sử dụng các biện pháp tưới nước, trồng cây xanh để giảm bụi trong quá trình khai thác và chế biến đá”.
Hạnh Dung